xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu tiêu chuẩn

30 Tháng Bảy, 2022

Hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu khiến cho tầm quan trọng của việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trở nên bùng nổ và trở thành giá trị cốt lõi để một doanh nghiệp hay tổ chức phát triển vững mạnh.

Vậy làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả. Hôm nay, Fdesign sẽ chia sẻ chi tiết về chủ đề này.

1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố hữu hình, có thể trông thấy, nghe thấy, gây liên tưởng đến thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu có thể bao gồm: logo, slogan, website, bao bì, nhãn mác, văn phòng phẩm, bảng hiệu, catalogue, hồ sơ năng lực,… Nó bao gồm tất cả mọi loại hình từ nghe, nhìn, cảm nhận bằng giác quan, từ online, đến offline…

Nói chung, không có bất kỳ giới hạn nào về danh sách bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì, nó có thể là tất cả những gì bạn muốn thể hiện về thương hiệu của mình và những thông điệp đó có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

2. Cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Chính bởi không có giới hạn nào về danh sách bộ nhận diện thương hiệu nên cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng vô cùng đa dạng và không có quy chuẩn bắt buộc nào phải tuân theo. Tuy nhiên, về cơ bản, vẫn có những mô típ chung cho việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp để bạn có thể tham khảo:

2.1 Hiểu giá trị thương hiệu 

Sự thấu hiểu – “Hiểu mình (brand) – hiểu người (tập khách hàng của brand)” là cách tốt nhất để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả và đi đúng hướng. Hiểu mình ở đây là tự hiểu về giá trị của thương hiệu, thương hiệu này được xây dựng với mục đích gì, tại sao người tiêu dùng lại cần nó. Và hiểu người là nắm được nhu cầu, mong muốn của tập khách hàng mà thương hiệu hướng đến để lên kế hoạch xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, truyền tải đúng giá trị mà doanh nghiệp hướng đến và tạo thiện cảm với khách hàng.

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

2.2 Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố, dưới đây là một trong những yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có:

  • Tên thương hiệu: Để khách hàng có thể nhớ về thương hiệu thì tên thương hiệu là cần phải có. Không chỉ vậy, để khách hàng có thể nhớ và có ấn tượng sâu sắc với tên thương hiệu, tên thương hiệu phải đảm bảo dễ nhớ, dễ đọc và có liên quan đến ngành hàng. Đôi khi còn là một câu chuyện đặc biệt đằng sau cái tên ấy.
  • Logo: Logo là phần thể hiện về mặt hình ảnh đồ họa của thương hiệu. Thiết kế của logo cần phải đảm bảo bắt bắt, dễ nhớ, truyền tải đúng tinh thần của thương hiệu, đảm bảo không bị lỗi thời, và gây được ấn tượng mạnh với người nhìn. Ngoài ra, logo cần có màu sắc và các phiên bản kích thước to nhỏ khác nhau để thay đổi khi cần thiết.
  • Slogan: Slogan là thông điệp của thương hiệu truyền tải tới khách hàng, vì vậy cần phải đảm bảo sự rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích, có thể tác động mạnh mẽ đến khách hàng để nâng cao hiệu quả truyền thông. Ví dụ như Viettel đã vô cùng thành công với slogan “Viettel – hãy nói theo cách của bạn” hay thương hiệu Hanvico với slogan “Hanvico ấm áp như lòng mẹ”.
  • Màu sắc: Mỗi ngành nghề lại có một màu sắc đặc trưng riêng. Do đó bạn cần tìm hiểu kỹ về màu sắc mà đối thủ trong ngành đã sử dụng để có thể lựa chọn tông màu khác biệt và độc đáo cho thương hiệu của mình.
  • Kiểu dáng: Khi xây dựng logo nhận diện thương hiệu, bạn cần lưu ý một chút đến ý nghĩa của phần kiểu dáng. Chẳng hạn như khối tròn tạo cảm giác đoàn kết yêu thương (Channel); khối hình vuông và hình tam giác đem lại cảm giác mạnh mẽ, đáng tin (Suzuki); những đường thẳng uốn lượn thể hiện sự mềm mại, êm ái ( Comfort)

2.3 Triển khai thiết kế

Sau khi đã xây dựng một loạt các giá trị cốt lõi mà thương hiệu hướng đến thì các nhà thiết kế sẽ triển khai sáng tạo. Việc sáng tạo cũng phải bám sát ý tưởng và thể hiện đúng tinh thần mà thương hiệu hướng tới nên sau quá trình sáng tạo, chúng ta cần đến bước tiếp theo.

2.4 Chỉnh sửa

Sau khi đã xây dựng xong bộ nhận diện thương hiệu, việc rà soát kiểm tra là vô cùng quan trọng. Các yếu tố cần xem xét đó là sự nhất quán và tính hợp lý. Cần phải đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ tài liệu nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp như: tài liệu, hình ảnh sản phẩm, bao bì, catalogue, name card…

2.5 Hoàn thiện

Sau khi đã kiểm tra chi tiết và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông sắp tới. Để đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu được sử dụng đúng cách thì doanh nghiệp cần xây dựng brand guidelines để hướng dẫn các phòng ban cách sử dụng bộ nhận diện thương hiệu, tránh sai sót.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành dịch vụ thiết kế và in ấn các ấn phẩm truyền thông, Fdesign hiểu hết khó khăn của khách hàng khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, chúng tôi mang đến những giải pháp thiết kế và sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp khách hàng giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả nhất. Rất hân hạnh được phục vụ!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của FDesign

GIỮ LIÊN LẠC

Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi
bất cứ lúc nào. Chúng tôi rất muốn nghe từ bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào. Chúng tôi rất muốn nghe từ bạn.