Trang chủ > Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công
Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công
20 Tháng Bảy, 2022
Theo khảo sát, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn mua hàng từ những thương hiệu mà họ quen thuộc. Con số này cho thấy việc xây dựng thương hiệu là tối quan trọng, đóng góp sự thành công của doanh nghiệp.
Đặc biệt trong thời đại công nghệ số, có thương hiệu trở nên thuận lợi hơn, giúp các công ty nhỏ SME hoàn toàn có thể bứt phá để cạnh tranh với những ông lớn trong ngành.
Vậy cách xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp là gì để tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ? Cùng Fdesign tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu (tiếng anh là Branding) là một quá trình thúc đẩy sự nhận biết của khách hàng tới thương hiệu. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải sử dụng các chiến lược riêng cũng như lên kế hoạch marketing cụ thể để tạo sự độc đáo và khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời đại công nghệ số – kỷ nguyên của internet hiện nay, các doanh nghiệp thường tận dụng triệt để việc phát triển thương hiệu trên các phương tiện internet bao gồm:
Marketing trên website (Đưa website lên trang 1 của Google và nâng cao trải nghiệm khi truy cập website)
Marketing trên Social Media ( Xây dựng các chiến dịch tiếp cận với khách hàng mục tiêu thông qua quảng cáo có trả tiền trên các phương tiện mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube…
Quảng cáo có trả tiền trên Google.
Email Marketing.
2. Cách xây dựng thương hiệu thành công
Sau đây là cách xây dựng thương hiệu công ty SME tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc.
Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng hướng đến
Đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến là những người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp chính vì vậy nếu có được sự tin tưởng và ủng hộ của tập khách hàng này thì doanh nghiệp sẽ có bước tiến phát triển cực kỳ mạnh.
Với doanh nghiệp nhỏ, tài chính không phải là điều bạn có thể cạnh tranh với đối thủ do đó việc tập trung vào chiến lược là quan trọng nhất. Và thị trường ngách là một trong những hướng đi bạn có thể cân nhắc.
Để việc xác định đối tượng khách hàng được hiệu quả, bạn cần định hình chân dung khách hàng càng cụ thể càng tốt (độ tuổi, giới tính, địa điểm, thu nhập, trình độ học vấn, mục tiêu, động lực, thương hiệu họ đang gắn kết, người truyền cảm hứng tới họ…)
Có được những thông tin này, bạn có thể đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn, đánh trúng mục tiêu.
Bước 2: Thiết lập sứ mệnh
Sứ mệnh là những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến và mong muốn đem lại cho khách hàng, cho xã hội. Tuyên bố sứ mệnh một cách rõ ràng là cách hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được sự chuyên nghiệp và niềm tin trong lòng khách hàng, khẳng định giá trị mà thương thiệu sẽ đem lại cho họ.
Chẳng hạn như Vinaphone đã xây dựng sứ mệnh của mình với câu slogan khẳng định sự uy tín “Vinaphone – luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu”. Đối với dịch vụ viễn thông, việc khẳng định chất lượng và sự uy tín luôn đồng hành giải quyết mọi vấn đề của khách hàng là điều được quan tâm nhất. Do đó có thể thấy câu slogan này đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng.
Lưu ý: Các kế hoạch xây dựng bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra từ trước.
Bước 3: Nghiên cứu khảo sát thị trường
Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả không thể bỏ qua bước khảo sát thị trường và nghiên cứu thật kỹ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn để học hỏi cách họ xây dựng thương hiệu từ đó nhận biết được chiến lược mà đối thủ đang đi để tạo sự khác biệt và sáng tạo độc đáo. Chọn ra khoảng 2 đến 4 đối thủ cạnh tranh và phân tích về họ để đưa ra bài học cho mình.
Các điều bạn cần lưu ý khi khảo sát đối thủ cạnh tranh bao gồm:
Chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Bộ nhận diện thương hiệu.
Cách truyền tải thông điệp và các yếu tố hình ảnh trong kênh marketing.
Phương thức truyền thông (online và offline)
Bước 4: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm logo, slogan, website, mạng xã hội, ấn phẩm truyền thông, văn phòng phẩm, hóa đơn… Tuy nhiên logo và slogan là thứ đập vào mắt khách hàng đầu tiên. Vì vậy việc xây dựng bộ nhận diện như logo và slogan là vô cùng quan trọng.
Công việc này cực kỳ thú vị nhưng nó cũng không hề đơn giản. Để có thể lên được những idea hay, doanh nghiệp nên nhờ những chuyên gia hỗ trợ. Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tại FDesign luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Những điều cần lưu ý khi thiết kế bộ nhận diện bao gồm: Ý nghĩa và ứng dụng của logo, tông màu, các yêu cầu liên quan…
Bước 5: Xây dựng phong cách thương hiệu
Khách hàng thường cảm thấy ấn tượng và tin tưởng một thương hiệu có phẩm chất và phong cách liên quan tới họ. Do đó, bạn cần phải xây dựng phong cách riêng cho thương hiệu mình. Các yếu tố giúp bạn định hình phong cách thương hiệu bao gồm:
Cách sử dụng đại từ nhân xưng trong truyền thông.
Chia sẻ hình ảnh, clip hậu trường.
Chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Sử dụng yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo.
Bước 6: Xây dựng thông điệp muốn truyền tải
Thông điệp này sẽ đi xuyên suốt quá trình marketing của doanh nghiệp. Để xác định thông điệp của doanh nghiệp là gì, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
Doanh nghiệp của bạn là ai và cung cấp những sản phẩm dịch vụ nào?
Doanh nghiệp của bạn mang đến điều gì cho cộng đồng và cho xã hội.
Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội.
Ngoài ra, thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải phải đảm bảo sự đơn giản, ngắn gọn và xúc tích giúp khách hàng dễ dàng hiểu được giá trị mà thương hiệu muốn hướng đến.
Bước 7: Tăng tiếp xúc thương hiệu
Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu ở khắp mọi nơi từ online đến offline để tăng sự tiếp xúc của thương hiệu với khách hàng.
Đảm bảo sự nhất quán của bộ nhận diện thương hiệu ở mỗi nơi xuất hiện giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận ra.
Bước 8: Mỗi nhân viên là người truyền thông
Cách xây dựng thương hiệu mạnh là mỗi nhân viên trong doanh nghiệp phải là người truyền thông cho thương hiệu của mình. Không ai có thể hiểu rõ thương hiệu của doanh nghiệp hơn những người làm trong công ty đó.
Do vậy, việc khuyến khích nhân viên trở thành người đại diện, người quảng bá thương hiệu sẽ giúp tăng cân phạm vi tiếp cận và giúp tăng niềm tin cho khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng.
Trên đây là quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công và được nhiều công ty ứng dụng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những thương hiệu, công ty mới có thể tự tin xây dựng thương hiệu và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Nếu bạn đang tìm dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp thì Fdesign chính là sự lựa chọn sáng giá. Liên hệ ngay để được chuyên viên tư vấn và phục vụ từ a đến z cho dự án của bạn.
Bình luận