mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt là gì? Ưu và nhược điểm

29 Tháng Bảy, 2022

Mô hình thương hiệu cá biệt là gì? Ưu nhược điểm của mô hình này là gì? Cùng FDesign tìm hiểu chi tiết và xem ví dụ cụ thể về mô hình thương hiệu này để hiểu rõ hơn về các loại mô hình thương hiệu nhé.

1. Thương hiệu cá biệt là gì?

Thương hiệu cá biệt là thương hiệu của từng chủng loại hoặc tên từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Với thương hiệu cá biệt, mỗi loại hàng hóa lại mang một thương hiệu riêng nên một công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau có thể có nhiều thương hiệu khác nhau.

Thương hiệu cá biệt gắn liền với từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể có thể tồn tại một cách độc lập trên hàng hoá, cũng có thể được gắn liền với các thương hiệu khác như thương hiệu gia đình hoặc thương hiệu tập thể, thương hiệu quốc gia.

mô hình thương hiệu cá biệt

2. Đặc điểm của mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt là chiến lược xây dựng thương hiệu, tạo ra các thương hiệu riêng cho từng chủng loại hoặc từng dòng sản phẩm nhất định của doanh nghiệp. Các sản phẩm này mang tính độc lập, ít hoặc không có liên hệ với thương hiệu gia đình hay tên doanh nghiệp.

Đặc điểm cơ bản của mô hình thương hiệu cá biệt là:

Tên doanh nghiệp hay tên thương hiệu gia đình thường không được thể hiện trên hàng hoá. Người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu của từng loại hàng hóa cụ thể mà không biết hoặc rất ít biết đến doanh nghiệp sản xuất ra loại hàng hoá đó.

Mô hình thương hiệu cá biệt này thường được các doanh nghiệp lựa chọn khi thâm nhập vào một thị trường mới và thường rất phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa nhưng năng động; và khi mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có tính đặc thù cao (hàng hóa có những đặc điểm ưu việt, khác biệt so với những hàng hóa cùng loại khác. Hoặc ngay cả trong trường hợp trên thị trường đã có nhiều thương hiệu cho chủng loại hàng hoá đó, nhưng doanh nghiệp xác định một tập khách hàng riêng biệt).

3. Ưu nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt

Mô hình thương hiệu cá biệt là mô hình khắc phục được nhược điểm của mô hình thương hiệu gia đình. Đặc biệt, khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề với tệp khách hàng khác nhau, lựa chọn thương hiệu cá biệt là sự lựa chọn tối ưu.

Ưu điểm:

Hạn chế được rủi ro: Có nghĩa là khi hàng hóa gặp sự cố, hoặc một sản phẩm nào đó bị tẩy chay thì sẽ không gây ảnh hưởng đến các sản phẩm khác hoặc ngành khác cũng như sự suy giảm uy tín của doanh nghiệp sẽ được giảm xuống mức thấp nhất. Thương hiệu của sản phẩm/dịch vụ đó có thể thất bại, nhưng uy tín của doanh nghiệp gần như không bị ảnh hưởng.

–  Hiệu quả khi thâm nhập thị trường mới: Khi thâm nhập vào thị trường mới, sử dụng thương hiệu cá biệt sẽ có cơ hội tiếp cận và “lách” thị trường dễ hơn. Mô hình này cũng rất thích hợp với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng và phục vụ nhiều tệp khách hàng khác nhau.

mô hình thương hiệu cá biệt

Hạn chế:

Chi phí đầu tư lớn: Đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư khá nhiều để phát triển thương hiệu, vì phải phát triển từng thương hiệu khác nhau và riêng lẻ. Các sản phẩm ra đời sau không tận dụng được thương hiệu của sản phẩm trước đã xây dựng thành công.

Không được kế thừa sự nổi tiếng: Doanh nghiệp sẽ không khai thác được lợi thế của những thương hiệu đi trước đã nổi tiếng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy mỗi thương hiệu sẽ phải tự mình đi lên và vượt qua những sóng gió của thị trường và đánh giá của người tiêu dùng.

Phải có đội ngũ quản trị thương hiệu: Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên quản trị thương hiệu có kinh nghiệm, vì mỗi thương hiệu khác nhau sẽ cần một chiến lược khác nhau cho từng thị trường khác nhau.

Phải có chiến lược rõ ràng: Mô hình thị trường cá biệt cũng rất cần một chiến lược định vị thị trường và khách hàng cụ thể, mạch lạc.

4. Ví dụ mô hình thương hiệu cá biệt

  • Unilever

Dầu gội Sunsilk, bột giặt OMO, sữa tắm Dove, Vaseline…đều của Unilever nhưng vì những thuộc tính khác biệt nên chúng được định vị riêng cho từng đoạn thị trường và được phân tách thành những thương hiệu cá biệt. Do đó không phải ai cũng biết các sản phẩm trên đều của công ty my Unilever

  • Tân Hiệp Phát 

Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều các nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh không độ, Dr Thanh, Soya… Nhưng đa số người tiêu dùng chỉ biết đến các thương hiệu Dr thanh hay trà xanh không độ mà không biết tới các tên đứng đằng sau đó chính là Tân Hiệp Phát.

  • Honda

Thương hiệu Honda sở hữu các dòng xe máy như Dream, Vision, Airblade, Lead, SH. Đây đều là những thương hiệu xe máy nổi tiếng trên thị trường của Honda được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên từng thương hiệu này đều được phát triển một cách riêng biệt nên không phải ai cũng biết các hãng xe này đều là của công ty mẹ Honda.

Trên đây là thông tin về mô hình thương hiệu cá biệt là gì và ví dụ cụ thể về thương hiệu cá biệt. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của FDesign đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đáp ứng được mục đích tìm kiếm của bạn.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU THÊM

Khám phá các bài viết khác của FDesign

GIỮ LIÊN LẠC

Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi
bất cứ lúc nào. Chúng tôi rất muốn nghe từ bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn, vui lòng liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào. Chúng tôi rất muốn nghe từ bạn.