Trang chủ > Phong cách thương hiệu là gì? Vai trò của nó trong doanh nghiệp
Phong cách thương hiệu là gì? Vai trò của nó trong doanh nghiệp
1 Tháng Tám, 2022
Để phát triển thương hiệu, phong cách của thương hiệu là điều quan trọng cần phải được quan tâm. Vậy phong cách thương hiệu là gì, nó bao gồm những yếu tố nào? Làm thế nào để xây dựng phong cách hấp dẫn cho thương hiệu? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Phong cách thương hiệu là gì?
Phong cách thương hiệu là dấu ấn riêng của doanh nghiệp, là bản sắc riêng mà doanh nghiệp xây dựng để tạo sự khác biệt và dấu ấn riêng trong lòng khách hàng.
Phong cách thương hiệu hiện nay rất quan trọng bởi trong thực tế khi đưa ra quyết định mua hàng, không ít khách hàng đưa ra quyết định vì họ cảm thấy thương hiệu có phong cách phù hợp với mình. Nó khiến họ cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm sản phẩm. Do đó, có thể thấy phong cách đóng vai trò không nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu thành công.
Ví dụ:
Gucci: Phong cách quý tộc
Chanel: Phong cách cổ điển
Versace: Phong cách thời thượng
Các nhóm phong cách cuả thương hiệu
Phong cách quyến rũ
Phong cách khả ái
Phong cách giản dị
Phong cách sang trọng
Phong cách sáng tạo
Phong cách chuyên nghiệp
Phong cách hài hước
Phong cách thông minh
Phong cách bản lĩnh
Phong cách mạnh mẽ
Ngoài ra còn có rất nhiều phong cách của thương hiệu nổi bật khác như: ngọt ngào, dịu dàng, an toàn, hướng ngoại, hướng nội, tự nhiên, hào nhoáng, sành điệu, đáng tin cậy,…
Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp chỉ nên chọn tối đa 3 phong cách cho thương hiệu của mình. Trong số phải có 1 phong cách chủ đạo, chính nhất.
Tính cách thương hiệu đóng vai trò chi phối phong cách của thương hiệu. Lựa chọn tính cách thương hiệu phù hợp sẽ giúp thương hiệu tạo được thiện cảm trong lòng khách hàng mục tiêu. Tùy theo từng ngành hàng và mục đích của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn tích cách thương hiệu phù hợp. Các tính cách thương hiệu có thể là: Sự nồng nhiệt, tinh tế, chân thành…
Màu sắc thương hiệu
Màu sắc giúp định hình phong cách cho thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu hơn. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa và phong cách riêng:
Màu đen: Màu của sự bí ẩn, quyền lực, sang trọng, tinh tế
Màu vàng: Màu của hạnh phúc, ấm áp
Màu đỏ: Màu của sự mãnh liệt, đam mê, tình yêu, sức hút, sôi động
Màu xanh lá cây: Màu của thiên nhiên, sức khỏe, phong phú, tràn đầy sức sống
Màu xanh nước biển: Màu của sự trẻ trung, năng động, an toàn, trung thành, chuyên nghiệp
Màu tím: Màu của sang trọng, thanh lịch, nữ quyền, lãng mạn
Màu cam: Màu của vui tươi, năng động, nghệ thuật, sáng tạo, năng lượng
Màu trắng: Màu của sự thuần khiết, sạch sẽ, hòa bình
Màu hồng: Màu của sự nữ tính, ngây thơ, dịu dàng
Màu nâu: Màu của sự giản dị, đáng tin cậy, ấm cúng, chắc chắn
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: logo, kiểu chữ, màu sắc, các đường nét… Các yếu tố này sẽ góp phần thể hiện phong cách và hình ảnh thương hiệu muốn xây dựng. Chỉ cần nhìn vào các yếu tố trên là khách hàng hay khán giản có thể nhận biết được sự khác biệt của thương hiệu này so với các thương hiệu khác.
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa là một trong những yếu tố tác động đến nhận thức về phong cách thương hiệu. Khách hàng thường dễ bị thu hút bởi những doanh nghiệp có phong cách nổi bật, do đó nếu công ty có văn hóa tốt, phù hợp với khách hàng sẽ có thể gắn kết với khách hàng dễ dàng hơn.
3. Cách xây dựng phong cách cho thương hiệu
3.1 Nghiên cứu thị trường
Phong cách thương hiệu là gì? Bước đầu tiên trong việc xây dựng phong cách của thương hiệu là phải nghiên cứu thị trường. Các số liệu thu được sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh với đối thủ cạnh tranh, lựa chọn phong cách phù hợp, không bị lặp lại giống đối thủ, từ đó định hình được phong cách khác biệt cho thương hiệu.
Các dạng câu hỏi trong bảng nghiên cứu thị trường:
Dạng câu hỏi để so sánh với đối thủ cạnh tranh: Theo bạn thương hiệu nào đáp ứng tiêu chí sành điệu (làm tương tự với các nhóm phong cách khác). Điểm được chấm theo thang 10.
Dạng câu hỏi dành riêng cho doanh nghiệp của mình: Theo bạn thương hiệu của bạn có những phong cách nào dưới đây. Và cũng chấm theo thang điểm 10.
Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ khảo sát online để dễ dàng thu thập thông tin.
Sau khi thu được kết quả từ bước 1, doanh nghiệp đã có thể lựa chọn phong cách riêng của mình dựa trên những phân tích.
Ví dụ: Bạn định hình phong cách của doanh nghiệp mình là phong cách trẻ trung, năng động. Vậy thì bạn nên tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu theo phong cách đó thông qua thiết kế sản phẩm, bao bì, quảng cáo, truyền thống,….
Ngoài ra, bạn nên tích hợp thêm các phong cách khác như sáng tạo, vui vẻ mà thương hiệu chưa khai thác để tạo ra sự khác biệt, thu hút cho thương hiệu của mình.
3.3 Xác định các giá trị độc đáo của bạn
Bạn phải đảm bảo rằng thương hiệu của bạn truyền cảm hứng từ các yếu tố chỉ thuộc về doanh nghiệp của bạn: các giá trị, lợi ích và phẩm chất tạo nên sự độc đáo cho công ty của bạn.
Vậy là bạn đã biết phong cách thương hiệu là gì, các yếu tố trong phong cách của thương hiệu. Việc thiết kế bộ nhận diện cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng xây dựng tính cách thương hiệu mạnh. Nếu bạn đang tìm dịch vụ thiết kế bộ nhận diện chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với FDesign để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
Bình luận